Sunday, December 16, 2012

Tour du lịch Yên Tử ghép đoàn 2 ngày 1 đêm


Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Đứng ở độ cao 1068m, trên đỉnh núi, ta có thể bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Ha. Long như một bức tranh, xa xa là dòng xông Bạch Đằng cuộn sóng. Dọc con đường hành hương, đến chân núi là suối Giải Oan ngoằn ngoèo lượn khúc, nước trong vắt chảy róc rách qua những viên đá bóng nhẵn.

Tour lễ hội Hà nội - Yên Tử - Quảng Ninh
(Chương trình 02 ngày 01 đêm)

Ngày 1: Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long ( Ăn trưa, tối)
05h30: Xe và Hướng dẫn viên của công ty Du lịch Lễ Hội đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Yên Tử. Trên đường đi Quý khách dừng chân tại thị trấn Sao Đỏ, nghỉ ngơi, ăn sáng sau đó tiếp tục hành trình đi thăm Yên Tử. Đến Yên Tử, Quý khách sửa soạn đồ lễ vào dâng hương tại Đền Trình, sau đó đi cáp treo lên thăm chùa Hoa Yên. Tới Hoa Yên, Quý khách tự do vào dâng hương, lễ phật và tiếp tục lên thăm chùa Đồng. Trên đường đi Quý khách thăm chùa Một mái, thăm cây đa ngàn tuổi…. Sau khi lế và vãn cảnh chùa Đồng, Quý khách trở về Hoa Yên ăn trưa, nghỉ ngơi, đi cáp treo xuống chân núi. Xe đón quý khách đi Hạ Long. Tới Hạ Long, Quý khách nhận phòng khách sạn, ăn tối và tự do dạo chơi tại Công viên Hoàng Gia (Vé tự túc)

Ngày 2: Hạ Long - Của Ông - Hà Nội ( ăn Sáng, trưa)
06h30: Quý khách ăn sáng, chuẩn bị hành lý, trả phòng, lên xe đi Cẩm Phả thăm Đền Cửa Ông. Đến Cửa Ông, Quý khách vào thăm và dâng hương lễ tại đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, tự do vãn cảnh Đền Cửa Ông. Quý khách về Hạ Long, ăn trưa.
Chiều: Thăm đảo ngọc Tuần Châu - Quý khách tự do chụp ảnh, mua sắm đồ lưu niệm, vào xem các chương trình biểu diễn xiếc đặc sắc như: Xiếc cá heo, sư tử biển và các chương trình ca múa nhạc. Sau đó lên xe về hà nội. Trên đường Quý khách dừng chân mua đặc sản Hải Dương. Về đến Hà nội, kết thúc chương trình.

BÁO GIÁ TRỌN GÓI: 1.090.000 VND/KHÁCH
(Áp dụng cho đoàn 30 khách trở lên)

Báo giá bao gồm:
- Xe ô tô du lịch sạch, đẹp đưa đón theo chương trình
- Khách sạn đầy đủ tiện nghi ( 03 khách/ phòng)
- Ăn các bữa theo chương trình, mức ăn 03 bữa: 100.000đ/bữa/khách, ăn sáng 30.000vnd/ khách
- Phí tham quan các điểm
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến, mức đền bù tối đa 10,000 000vnđ/người/ vụ.
- Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm theo đoàn suốt tuyến.
- Nước uống trên xe 01 chai /khách.

Báo giá không bao gồm:
- Chi tiêu cá nhân, đồ uống, thuế VAT...

Lưu ý
- Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí ăn nghỉ cùng Đoàn.
- Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi bằng ½ người lớn.
- Từ 11 tuổi giá tour bằng người lớn.

Tour lễ hội chùa Bái Đính – Tam Cốc 1 ngày Hà Nội – Bái Đính – Tam Cốc - Hà NộiThời gian: 1 ngày    Phương tiện: Ô tô  Từ Bích Động, du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: Hang Cả, hang Hai và hang Ba. Bến Xem tiếp »
Tour lễ hội chùa Tây Thiên - Đền Hai Bà Trưng 1 ngày Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách đều bị hút hồn bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Thác Bờ - Thuỷ Điện Hoà Bình 1 ngày Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tự hào là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi và có bề dày văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến với Thác Bờ, Đền Bờ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên Xem tiếp »
Làng cổ Đường Lâm - Chùa Mía - Đền Và 1 ngày Thăm quan Làng cổ Đường Lâm - Chùa Mía - Đền Và 1 ngày  (1 ngày – Phương tiện Ô tô)Phía Tây Hà Nội Được hình thành bởi trấn Sơn Tây và vùng Sơn Nam Thượng của trấn Sơn Nam, hai trong tứ trấn của Xem tiếp »
Tour du lịch Hoa Lư - Tam Cốc 1 ngày Hiện nay tour Hoa Lư - Tam Cốc được chúng tôi tổ chức HÀNG NGÀY. Với khung cảnh thanh bình, yên ả, ngắm nhìn cảnh sinh hoạt đời thường của người dân địa phương, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Hãy khám phá và thưởng Xem tiếp »
Du lịch Lễ hội Yên Tử 1 ngày Tou du lịch Lễ hội Yên Tử (Thời gian: 1 ngày - Khởi hành bằng ô tô) "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu" - dẫu không thành chính quả nhưng một lần hành hương về Yên Tử, du Xem tiếp »
Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngày Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngàyLà một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Tràng An đang là điểm đến hẫp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Du lịch Tràng Xem tiếp »
Du lịch Lễ hội Chùa Hương 1 ngày Du lịch Chùa Hương 1 ngày(Chương trình trong ngày bằng ô tô và thuyền)Hằng năm hội Chùa Hương bắt đầu sau tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đến với khu du lịch danh lam thắng cảnh Chùa Hương khách

Tour Lễ hội Yên Tử giá rẻ 1 ngày


Tou du lịch Lễ hội Yên Tử
(Thời gian: 1 ngày - Khởi hành bằng ô tô)

 "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu" - dẫu không thành chính quả nhưng một lần hành hương về Yên Tử, du khách sẽ được nếm trải không ít khổ nạn trên con đường tìm đến một chút thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn. Nằm chênh vênh trên độ cao 1.068 m, chùa Đồng - điểm đến cuối cùng trong quần thể di tích Trúc Lâm Yên Tử là sự thách thức lòng thành tâm của các thiện nam tín nữ và sự kiên nhẫn của các du khách vãn cảnh có mong muốn được thỉnh ba hồi chuông giữa chót vót mây vờn sương cuộn. Nếu chỉ bằng đôi chân và một tấm lòng hướng về Đức Phật, du khách sẽ phải mất đến hơn 3 giờ đồng hồ chân trèo, tay vịn, nhưng nếu bỏ ra một chút phí tổn để rút ngắn khoảng cách bằng "đường hàng không", gian nan sẽ vợi đi rất nhiều.

Buổi Sáng:
05h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của công ty Du Lịch Lễ Hội đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Yên Tử. Trên đường dừng nghỉ tại Sao Đỏ ( Chí Linh - Hải Dương)
08h25: Đến quần thể Yên Tử, quý khách đi cáp treo lên chùa Hoa Yên - điểm đầu tiên trong quần thể Yên Tử, Cầu Phúc, Cầu Tài, Cầu Lộc cho gia đình và người thân.
11h00: Ăn trưa tại nhà hàng với nhiều món ăn dân dã mang hương vị của núi rừng Đông Bắc Việt Nam
12h00: Quý khách hành hương lênchùa Đồng, nằm trên độ cao 1.068 m của đỉnh Vân Tượng. Trên đường quý khách thắp hương tại Tượng An Kỳ Sinh.

Buổi Chiều:
15h15: Quý khách quay trở về chùaHoa Yên, trên đường thăm quan và thắp hương Chùa Bảo Sái và Chùa Một Mái.
16h30: Xe và hướng dẫn đón quý khách trở về Hà Nội, trên đường dừng nghỉ tại Hải Dương, thưởng thức chén trà thơm với bánh đậu xanh - đặc sản Hải Dương.
19h30: Về tới Hà Nội, kết thúc chương trình, hẹn gặp quý khách trong chuyến đi tới.

GIÁ TOUR: 580.000 VND/KHÁCH

Dịch vụ Bao Gồm
- Phương Tiện: Xe ôtô đời mới có máy lạnh , âm thanh hiện đại
- Mức ăn trưa:100.000đ/bữa
- Hướng Dẫn Viên: Phục vụ nhiệt tình, kinh nghiệm
- Vé vào cửa tại các điểm tham quan lần 1.
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến

Dịch vụ không Bao Gồm:
- Thuế VAT, vé cáp treo, điện thoại cá nhân, ăn uồng ngoài chương trình, vui chơi giải trí cá nhân

* Ghi chú:
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính 100% giá tour.
- Trẻ em từ 05 –10 tuổi tính 1/2 giá người lớn.
- Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí (Ăn cùng bố mẹ)

(* Giá trên có thể thay đổi vào thời điểm quý khách đi du lịch mà không cần báo trước.)

Tour lễ hội Yên Tử - vịnh Hạ long - Cửa Ông 2 ngày Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Đứng ở độ cao 1068m, trên đỉnh núi, ta có thể bao quát cả vùng Đông Bắc rộng Xem tiếp »
Tour lễ hội đền Ông Mười - Con Cuông - Bà Triệu - Đền Sòng Đền Ông Hoàng Mười - Đền Con Cuông - Đền Bà Triệu - Đền Sòng4:51 CH - 01/08/2011HÀ NỘI - ĐỀN ÔNG MƯỜI - ĐỀN CON CUÔNG - ĐỀN BÀ TRIỆU - ĐỀN SÒNG - HÀ NỘI(Chương trình 02 ngày 01 đêm)Tên gọi Đền ông Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Sóc - Phủ Thành Chương 1 ngày Du lịch Đền Sóc - Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, biệt phủ của họa sĩ Thành Chương trải rộng hơn 10 ngàn mét vuông điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Gióng - Phủ Thành Chương 1 ngày Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, biệt phủ của họa sĩ Thành Chương trải rộng hơn 10 ngàn mét vuông điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế tới viếng thăm.Sáng:06h30: Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Hùng 1 ngày Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú thọ) là quần thể di tích lịch sử quốc gia, ghi dấu tích các vua Hùng buổi ban đầu dựng nước, gắn với những huyền thoại được lưu Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Trần 1 ngày Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hoá Trần nổi tiếng tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.Đền Trần là tên gọi chung, Xem tiếp »
Tour lễ hội Yên Tử - Cửa Ông - Hạ Long 2 ngày HÀ NỘI - YÊN TỬ - HẠ LONG - CỬA ÔNG - HÀ NỘI(Chương trình 02 ngày 01 đêm) Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Xem tiếp »
Tour lễ hội Chùa Thầy - Chùa Tây Phương - Chùa Mía 1 ngày Qua cầu Nguyệt Tiên, du khách theo đường núi là quần thể di tíchtự ngàn xưa với những am, chùa, hang đá...vốn có thể khiến du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngôi chùa Thầy: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ

Du lịch Lễ hội Yên Tử 1 ngày


Tou du lịch Lễ hội Yên Tử
(Thời gian: 1 ngày - Khởi hành bằng ô tô)

 "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu" - dẫu không thành chính quả nhưng một lần hành hương về Yên Tử, du khách sẽ được nếm trải không ít khổ nạn trên con đường tìm đến một chút thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn. Nằm chênh vênh trên độ cao 1.068 m, chùa Đồng - điểm đến cuối cùng trong quần thể di tích Trúc Lâm Yên Tử là sự thách thức lòng thành tâm của các thiện nam tín nữ và sự kiên nhẫn của các du khách vãn cảnh có mong muốn được thỉnh ba hồi chuông giữa chót vót mây vờn sương cuộn. Nếu chỉ bằng đôi chân và một tấm lòng hướng về Đức Phật, du khách sẽ phải mất đến hơn 3 giờ đồng hồ chân trèo, tay vịn, nhưng nếu bỏ ra một chút phí tổn để rút ngắn khoảng cách bằng "đường hàng không", gian nan sẽ vợi đi rất nhiều.

Buổi Sáng:
05h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của công ty Du Lịch Lễ Hội đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Yên Tử. Trên đường dừng nghỉ tại Sao Đỏ ( Chí Linh - Hải Dương)
08h25: Đến quần thể Yên Tử, quý khách đi cáp treo lên chùa Hoa Yên - điểm đầu tiên trong quần thể Yên Tử, Cầu Phúc, Cầu Tài, Cầu Lộc cho gia đình và người thân.
11h00: Ăn trưa tại nhà hàng với nhiều món ăn dân dã mang hương vị của núi rừng Đông Bắc Việt Nam
12h00: Quý khách hành hương lênchùa Đồng, nằm trên độ cao 1.068 m của đỉnh Vân Tượng. Trên đường quý khách thắp hương tại Tượng An Kỳ Sinh.

Buổi Chiều:
15h15: Quý khách quay trở về chùaHoa Yên, trên đường thăm quan và thắp hương Chùa Bảo Sái và Chùa Một Mái.
16h30: Xe và hướng dẫn đón quý khách trở về Hà Nội, trên đường dừng nghỉ tại Hải Dương, thưởng thức chén trà thơm với bánh đậu xanh - đặc sản Hải Dương.
19h30: Về tới Hà Nội, kết thúc chương trình, hẹn gặp quý khách trong chuyến đi tới.

GIÁ TOUR: 580.000 VND/KHÁCH

Dịch vụ Bao Gồm
- Phương Tiện: Xe ôtô đời mới có máy lạnh , âm thanh hiện đại
- Mức ăn trưa:100.000đ/bữa
- Hướng Dẫn Viên: Phục vụ nhiệt tình, kinh nghiệm
- Vé vào cửa tại các điểm tham quan lần 1.
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến

Dịch vụ không Bao Gồm:
- Thuế VAT, vé cáp treo, điện thoại cá nhân, ăn uồng ngoài chương trình, vui chơi giải trí cá nhân

* Ghi chú:
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính 100% giá tour.
- Trẻ em từ 05 –10 tuổi tính 1/2 giá người lớn.
- Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí (Ăn cùng bố mẹ)

(* Giá trên có thể thay đổi vào thời điểm quý khách đi du lịch mà không cần báo trước.)

thuê xe du lịch 29 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 29 chỗCông Ty Du thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 29 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: County Huyndai, Coaster BoeingVới chủng loại xe phong phú, Xem tiếp »
thuê xe du lịch 16 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 16 chỗCông Ty Du thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 16 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: Mercerdes Sprinter, Toyota Hiace, Ford Transit...Với chủng loại xe Xem tiếp »
thuê xe du lịch 7 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 7 chỗCông Ty Du thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 7 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: Prado, Land Cruiser, Rav 4 Innova, Zace, Pajero, Grandis, Xem tiếp »
thuê xe du lịch 4 chỗ hà nội Cho thuê xe du lịch 4 chỗCông Ty Du Thuyền Việt Nam xin hân hạnh giới thiệu với quý khách hàng những dòng xe 4 chỗ cho thuê mới nhất tại Công Ty Chúng tôi như: Mercerdes series S, E, C; Xe Toyota Camry 2009,

Tưng bừng Lễ hội xuân Yên Tử 2012

Tưng bừng Lễ hội xuân Yên Tử 2012

Trong không khí cả nước tưng bừng chào đón xuân mới với những lễ hội đầu năm, sáng nay 1-2 (tức mùng 10 tháng Giêng), Khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí đã tưng bừng tổ chức lễ khai mạc Hội xuân Yên Tử 2012.

1
Lễ khai hội Xuân Yên Tử 2012 được tổ chức trang trọng, hoành tráng với sự góp mặt của đông đảo tăng ni, phật tử trong trang phục lễ hội truyền thống.
Đến dự
Đông đảo các vị lãnh đạo Nhà nước, tỉnh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về dự Lễ khai hội.
Lễ khai mạc được mở đầu bằng nghi thức rước lễ long trọng.
1
Các tiết mục văn nghệ chào mừng khai mạc hội Xuân Yên Tử.
1
Các diễn viên đoàn chèo Quảng Ninh đã tái hiện lại bối cảnh vua Trần Nhân Tông rời cung về Yên Tử tu hành hoá Phật.
Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Uỷ viên Thường trực T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam đánh trống thỉnh chuông Khai hội.
Các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, tỉnh dâng hương cầu Quốc thái, dân an
Các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, tỉnh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam dâng hương cầu quốc thái, dân an
khai ấn
Các đồng chí Nguyễn Thị Doan, Uỷ viên TƯ Đảng, Phó Chủ tịch nước; Phạm Minh Chính, Uỷ viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ khai ấn.
1
Nhà sử học Dương Trung Quốc (ngoài cùng, bên phải) đại diện Viện sử học Việt Nam trao tặng bộ trống đồng tại lễ khai mạc hội Xuân Yên Tử 2012
Gương mặt ngày hội
1
Bán gậy cho du khách hành hương lên chùa vẫn là một trong những nét đẹp riêng của Yên Tử.
Du khách dân hương, lễ Phật tại Tháp Tổ.
DSC_0274.jpg
Chùa Hoa Yên ngày khai hội.
1
Du khách hành hương lên chùa Đồng.
1
Xin chữ đầu năm tại Yên Tử, nét đẹp ngày xuân
DSC_0008.jpg
Bãi xe tại chân núi Yên Tử ngày khai hội
1
Lễ hội năm nay được Ban tổ chức chuẩn bị khá chu đáo, tạo thuận lợi cho du khách tham quan, vãn cảnh Chùa.

Yên Tử chính thức 'khai hội'

Yên Tử chính thức 'khai hội'
(ĐVO) Sáng 1/2 (tức 10 tháng Giêng năm 2012 âm lịch), hội Yên Tử chính thức khai mạc. Ngoài phần lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử và dâng hương, lễ hội xuân Yên Tử năm 2012 còn có lễ thỉnh chuông, rước lễ...

Đến dự khai hội Yên Tử có Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan, các lãnh đạo ban ngành Trung Ương và địa phương.

Lễ hội Yên Tử hiện là một trong những lễ hội hành hương mùa xuân lớn nhất Việt Nam, cả về quy mô và thời gian trẩy hội - kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Ban tổ chức dự kiến, Lễ hội năm nay dự tính đón khoảng 3 triệu lượt khách đến tham quan, hành hương.

Dọc đường vào danh thắng Yên Tử, các điểm vi phạm hành lang an toàn giao thông đã được giải tỏa, bổ sung thay mới hệ thống biển báo hiệu chỉ dẫn. Các bãi đỗ xe được thành phố Uông Bí cùng Công ty Tùng Lâm san gạt, mở rộng, tại bãi xe bố trí nhân viên hướng dẫn sắp xếp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đỗ xe của du khách khi về với đất Phật.

Đại diện Công ty Tùng Lâm, cho biết, hệ thống cáp treo đã được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo hoạt động tốt, hệ thống rào chắn, biển báo nguy hiểm được bổ sung ở một số địa điểm tạo sự an toàn cho du khách hành hương chiêm bái chùa Đồng. Hệ thống sơ cấp cứu người bị nạn, công tác phòng cháy chữa cháy, địa điểm vệ sinh công cộng cũng được quan tâm tăng cường. Với trên 300 thùng rác được bố trí dọc đường hành hương, cùng hàng trăm người dân địa phương tham gia nhặt rác và xử lý rác ngay trong ngày sẽ góp phần đáng kể đảm bảo vệ sinh môi trường tại Lễ hội Yên Tử 2012.

Thời điểm này, có nhiều đoàn khách thập phương đến với Yên Tử cho thấy sức hút của đất phật, cùng với đó là việc đầu tư bảo vệ “thương hiệu” lễ hội xuân Yên Tử được tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí đặc biệt quan tâm sẽ là tiền đề làm nên một lễ hội thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi du khách khi về với chốn non thiêng nơi khởi phát dòng thiền phái trúc lâm của Việt Nam.

Công tác tổ chức Hội xuân được triển khai với tinh thần tiết kiệm, trang trọng, vui tươi lành mạnh và an toàn. Một số công trình đang gấp rút hoàn thiện như cổng Tam Quan, đường vào Yên Tử… Công tác xã hội hóa lễ hội cũng đã được phát huy với sự ủng hộ của Nhà chùa và CTCP phát triển Tùng Lâm. Trong chương trình lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, ném còn…

Dưới đây là một số hình ảnh về lễ hội:

Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan cùng lãnh đạo các ban ngành Trung Ương và địa phương tham dự lễ khai mạc lễ hội Yên Tử.
Người dân mọi lứa tuổi náo nức tham gia.
Những cụ bà nhiều tuổi cũng không quản đường xá xa, núi đồi hiểm trở leo lên ngọn núi Yên Tử.
Hệ thống cáp treo đã được tu bổ thuận tiện cho du khách.
Yên Tử đã sẵn sàng cho một mùa lễ hội.
Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan đóng dấu thiêng Yên Tử.
Thỉnh chuông báo hiệu giờ phút khai mạc.
Tiết mục nghệ thuật "Hào khí non thiêng" tại buổi khai mạc.
Dòng người nô nức đổ về dãy núi Yên Tử.
Trên đỉnh núi, sương vẫn con giăng mắc.
Chùa Đồng trên núi Yên Tử ngập tràn ánh sáng.

Du lịch chợ Móng Cái - Đông Hưng 3 ngày 2 đêm HÀ NỘI - MÓNG CÁI - ĐÔNG HƯNG - HÀ NỘI(Chương trình 3 ngày 2 đêm bằng ô tô)Móng Cái xưa gọi là Múng Cỏi là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trên sông Ka Long cách thành phố Hạ Long khoảng 178km; nằm Xem tiếp »
Du lịch Nhật Lệ - Lao Bảo - Quảng Trị - Phong Nha Hà Nội - Nhật Lệ - Lao Bảo - Quảng Trị - Phong Nha - Hà Nội( Tour Thăm chiến trường xưa và mua sắm, Thời gian: 4 ngày/3 đêm - Khởi hành bằng ôtô )Chuyến đi này đưa bạn về với chiến trường xưa, Xem tiếp »
Du lịch lễ đền Mẫu Lào Cai - Sapa 2 ngày 3 đêm bằng ô tô Du lịch lễ đền Mẫu Lào Cai - khám phá Sapa 2 ngày 3 đêm bằng ô tô(Thời gian: 02 ngày/03 đêm - Khởi hành bằng ô tô)Sa Pa (Lào Cai) là thị trấn nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai ở độ cao 1600 m Xem tiếp »
Tour đi lễ đền Mẫu Lào Cai - Sapa 2 ngày 3 đêm bằng tàu Tour đi lễ đền Mẫu Lào Cai - Sapa 2 ngày 3 đêm bằng tàu(Thời gian: 2 ngày/3 đêm - Khởi hành bằng tàu hỏa)Sa Pa (Lào Cai) là thị trấn nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai ở độ cao 1600 m so với mặt Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Mẫu – Chợ Tân Thanh 1 ngày Là địa đầu của Tổ Quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá Xem tiếp »
Du lịch Lạng Sơn - Tân Thanh - Đông Kinh 1 ngày Với khoảng cách không quá xa so với Hà Nội, cùng với sản phẩm hàng hóa đa dạng, giá cả bình dân, chợ Tân Thanh - Lạng Sơn luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách miền bắc đi du lịch mua sắm cuối

Lễ hội Yên Tử - Một cuộc hành hương về cõi phật

Những năm gần đây, lễ hội Yên Tử đang thu hút khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước và du khách quốc tế. Không chỉ riêng vào mùa lễ hội, mà trong thời gian suốt cả năm, Yên Tử luôn là điểm đến lý tưởng của du khách, không chỉ vì là một khu di tích nổi tiếng, mà còn là một vùng sinh thái lý tưởng đối với con người hiện đại.

Sau lễ hội chùa Hương, thì lễ hội Yên Tử đang là lễ hội hành hương lớn thứ hai vào mùa xuân ở nước ta với cả quy mô và thời gian trẫy hội. Tham luận của chúng tôi sẽ phân tích những tiềm năng để lễ hội Yên Tử thành một lễ hội trọng điểm trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt Nam trong thời gian tới.

Những dữ liệu cần thiết
Khu di tích yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Danh thắng này gắn liền với tên tuổi của vị vua Trần Nhân Tông khi ông nhường ngai vàng đến đây tu hành và lập ra một dòng Phật giáo riêng của nước ta đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sau này ông được coi là vị tổ đầu tiên của dòng Phật này với tên gọi Điều Ngự giác Hoàng. Khi đến tu hành tại đây, ông đã cho xây dựng một hệ thống hàng trăm công trình gồm chùa, am, tháp… làm nơi tu tập và truyền giảng. Sử sách đã ghi nhận trong thời gian 19 năm tu hành cùa ông khoảng 800 chùa, am, tháp đã được xây dựng trong cả nước, đó là một công việc hết sức đồ sộ. Riêng tịa khu vực Yên Tử, nổi tiếng nhất là ngôi chùa Đồng được dựng trên đỉnh núi Yên Tử cao 1068m nằm trong dãy núi Đông Triều. Từ đây vào những ngày quang mây tạnh, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát cả một vùng Đông Bắc rộng lớn và hùng vĩ của đất nước, đặc biệt là ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao với cảm giác kỳ thú. Hơn nữa, đứng ở đỉnh Yên Tử bên chùa Đồng, du khách thực sự như đang đứng trong mây hay như Nguyễn Trãi viết: “Nói cười ở giữa mây xanh”, đó cũng là một cảm giác thú vị khác mà ít nơi có được.

Cùng với chùa Đồng, tại khu di tích này còn có cả chục chùa khác và hàng trăm tháp, am nằm rải rác trong một không gian rộng lớn của núi rừng hùng vĩ. Ngoài ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá và rừng tháp gắn liền với biết bao huyền thoại về vị vua Trần, thì một điều hấp dẫn khách hành hương là những chùa, am, tháp thấy cứ ẩn hiện trong rừng núi làm người ta khi leo núi vừa đến lúc mệt lại hiện ra một di tích, vậy là mọi mệt nhọc lại tiêu tan bởi sự háo hức khám phá bất ngờ. Mỗi di tích đều kèm theo nhiều giai thoại hay những câu chuyện lịch sử có thật càng làm cho du khách thêm tò mò, thích thú. Những điểm nhấn chính là suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiên và đểm cuối cùng là chùa Đồng, trên trục chính ấy du khách còn gặp những Tháp Tổ, chùa MỘt mái, chùa Bảo Sái, tượng Yên Kì Sinh, am Ngoạ Vân, bàn cờ tiên, Thác vàng, Thác Bạc, Thiền Viện Trúc Lâm và nhiều am, tháp, thắng cảnh khác…

Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng AL hằng năm và cũng kéo dài suốt mùa Xuân. Ca dao xưa có câu:
"Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu"

Giống như lễ hội chùa Hương, đi hội Yên Tử xưa kia là một hành trình vất vả, có lẽ vì thế mà đến được những nơi thiêng liêng như vậy trong cuộc đời một con người quả thực là một niêm mơ ước lớn. Vả lại, nếu đi lễ ở những nơi khác, khách hành hương chỉ có thể được chiêm ngưỡng một vài di tích, thì đến đây là cả một quần thể danh thắng, đó là chưa nói đến sự linh thiêng và giá trị lịch sử của nó. Vì vậy, để đi được Yên Tử, với một Phật tử bình thường trước đây là cả một mong ước và khi có điều kiện cũng phải chuẩn bị kĩ và kéo dài vài ngày. Bởi vì, chỉ đi bộ từ chân núi đến được chùa Đồng chiều dài đã hơn 6000m rồi. Cho nên, đi hội Yên Tử xưa thực sự là một cuộc hành hương về đất Phật. Đến đây, du khách được thưởng thức danh lam thắng cảnh, được lễ Phật và nghe giảng kinh, được thanh thản tâm hồn sau những ngày lao động vất vả…

Tiềm năng của lễ hội Yên Tử trong thời hiện tại
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, lễ hội Yên Tử thực sự có tiềm năng phát triển mạnh mẽ bởi nhiều lý do, mà ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở một vài trong số đó.

Trước tiên là một trải nghiệm cá nhân khi hành hương đến khu danh thắng nổi tiếng này. Đó là dịp lễ hội mùa xuân 2006, khi chúng tôi lên chùa Đồng thấy có khá nhiều cụ già tuổi trên 60 mà nếu nhìn qua thì khó nghĩ các cụ có thể lên được đây. Với sự tò mò, chúng tôi đã bắt chuyện với một số cụ trong đó để tìm hiểu. Với nét mặt tươi cười hết sức mãn nguyện và sung sướng, hai bà cụ từ Hà Tây (cũ) nói với chúng tôi rằng lúc mới trèo lên, các cụ cũng không biết mình có thể lên tới nơi hay không, nhưng không hiểu sao càng đi càng thấy mình dẻo dai như có người nâng bước, và các cụ cho đó là Phật phù hộ, Phật giúp sức. Sự sung sướng thể hiện trên nét mặt họ thật khó có lời nào tả hết được. Những gương mặt như vậy ta có thể thấy rõ trong số khách hành hương cao tuổi, còn cảm giác tương tự hai bà cụ kia thì tất cả mọi người được hỏi đều có chung như vậy.

Một người bạn của chúng tôi, vốn là người Bắc sống tại TP. HCM bị ung thư vú gần đến giai đoạn cuối, tuy nhiên lúc ấy sức khoẻ chị vẫn còn khá. Dịp đó, chị muốn gia đình cho ra Hà Nội như một lần từ biệt cuối cùng, dù rất lo lắng nhưng để chiều ý vợ, người chồng và gia đình đã đồng ý. Ra Bắc, chị đòi đi Yên Tử, đương nhiên là không ai muốn vì sợ tình trạng sức khoẻ không an toàn. Tuy nhiên, do muốn đáp ứng những ước muốn của chị mà gia đình đã tổ chức chuyến đi này. Điều ngạc nhiên là sau khi đi cáp treo lên đến chùa Hoa Yên, lần lần từng chút một chị đã leo lên đến chùa Đồng. Ngạc nhiên hơn nữa là từ lúc lên được đến đó thái độ chị tỏ ra khác hẳn, vui vẻ, hoạt bát, sảng khoái, nhanh nhẹn cứ như không có bệnh tật gì hết. Sự sảng khoái đó kéo dài cho đến hết cuộc hành trình về Hà Nội như có một phép lạ. Những lo nghĩ, buồn chán như bị tan biến, chị tỏ ra thanh thản hơn nhiều so với trước đó. Cuối cùng chị đã ra đi trong sự thanh thản ấy sau vài tháng. Dù vô cùng thương tiếc, nhưng gia đình cũng cảm thấy được an ủi phần nào về điều đã làm được cho chị.

Vấn đề ở đây không phải là phép thần thông biến hoá gì của tôn giáo, mà là mặt tâm lý của con người khi tiếp xúc với những tín ngưỡng tôn giáo. Nó đã đem đến cho người ta sự thanh thản và giải toả rất nhiều lo lắng, bức xúc trong cuộc sống. Đó chính là tiềm năng to lớn nhất mà lễ hội Yên Tử có thể đem lại cho con người hiện đại hôm nay. Đặc biệt, trong tình hình xã hội hiện đại như bây giờ, con người đang chịu không biết bao áp lực do cuộc sống đem lại như cường độ công việc, nỗi lo lắng của công ăn việc làm, ô nhiễm môi trường, những bất trắc của cuộc sống…

Môi trường sinh thái Yên Tử là tiềm năng thứ hai làm cho lể hội này duy trì và phát triển. Đương nhiên, mỗi lễ hội hay danh lam thắng cảnh đều có tiềm năng riêng của nó. Song, ở yên Tử quy mô của nó khác hẳn ở chỗ nó không chỉ đẹp về cảnh quan, mà hấp dẫn bởi mội trường sinh thái với trúc lâm (rừng trúc), với những rừng thông, những cây tùng cổ thụ xen kẽ trong các di tích tôn giáo…. Tất cả những cái đó tạo nên sự u tịch, tĩnh lặng và trong lành, vừa thiêng liêng vừa hoang sơ làm nao lòng các du khách. Đến đây người ta như trút được tất cả để thả hồn trong rừng cây, con suối… để lấy lại sức lực cho những thách thức mới đang đợi họ phía trước. Sự thanh thản ấy sẽ là một liều thuốc vô cùng quý giá. Ấy là chưa kể đến sự hỗ trợ về tâm linh lại càng tăng thêm sự tự tin và sức mạnh trong mỗi con người.

Điều kiện kinh tế càng ngày càng cho phép du khách đến đây đông hơn, thường xuyên hơn không chỉ vào dịp hội mà trong suốt cả năm. So với trước đây, thì ngày nay từ Hà Nội đi Yên Tử có thể sáng đi tối về, bởi hệ thống giao thông đã rất thuận lợi, nên với 125km độ dài ngày nay là chuyện dễ dàng đi lại. Lấy thí dụ năm 2008 ngày khai hội 16 tháng 1 năm 2008 (tức 10 tháng Giêng AL) đã có tới 17.000 người tham dự, còn theo Ban tổ chức cho biết chỉ trong 10 ngày đầu tháng Giêng đã có tới 100.000 người hành hương về đây.

Cơ sở hạ tầng những việc tu bổ di tích cũng đóng góp vào sự tấp nập của lễ hội Yên Tử. Đó là dự án nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 18 đã được hoàn thành. Bãi đỗ xe rộng có thể chứa được vài trăm xe khách cở lớn tạo điều kiện cho du khách đến thăm. Hệ thống cáp treo lên gần Hoa Yên được xây dựng năm 2002 và hệ thống cáp treo tiếp theo mới khánh thành năm 2008, đã giúp những khách hành hương không có thời gian lưu lại lâu tại lễ hội rất thuận tiện cho việc thăm viếng. Đặc biệt là sự kiện khánh thành chùa Đồng mới được đúc lại bằng 60 tấn đồng nguyên chất cao 3m, rộng 12m vuông vào đầu năm 2007 làm cho Phật tử cả nước vô cùng hân hoan, phấn khởi. Cùng với chùa Đồng, các di tích và thắng cảnh của quần thể chùa này đang dần dần được tu bổ, tôn tạo ngày một khang trang hơn để đáp ứng được lòng mong mỏi của du khách. Nhân dịp sự kiện “700 năm ngày giỗ của Phật hoàng Trần Nhân Tông (1/11/1308 – 1/11/2008) dựng tượng Trần Nhân Tông trên đỉnh non thiêng Yên Tử; tôn tạo Chùa Suối Tắm, chùa Bảo Sái; hoàn thành việc lập dự án phát triển mở rộng Yên Tử trình Chính Phủ phê duyệt…”[1]

Một điểm chú ý khác đó là xu thế du lịch hành hương đang ngày càng phát triển ở nước ta. Bên cạnh những niềm tin tôn giáo thì giá trị lịch sử của khu di tích này như một bài học lịch sử đối với tất cả người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài về một triều đại oanh liệt, về một dòng thiền Trúc lâm trong Phật giáo nước ta. Đến đây, du khách được thấy tận mắt những bằng chứng sống của một giai đoạn lịch sử, hơn thế là những giai thoại và câu chuyện gắn liền với các hiện vật còn lại ở đó, như vậy bài học lịch sử càng sâu sắc thêm.

Cùng với du lịch hành hương là những tuor du lịch kết nối giữa các điểm hành hương và thắng cảnh trong khu vực như Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hạ Long – Bạch Đằng… cũng có lễ hội vào dịp đó. Do vậy đây là một tiềm năng lớn mà ngành du lịch đã và đang khai thác triệt để.

Những tiềm năng văn hoá khác như các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá cũng đang dần dần được khôi phục và phát triển, chẳng hạn năm 2008 ngày khai hội đã vang lên “tiếng nhạc Long âm cùng tiếng trống khai hội vang vọng khắp núi rừng cùng Lễ dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng lưu niệm chùa Đồng…[2]. Đặc biệt hơn nữa, trong lễ khai hội năm 2008, “để tạo thêm sắc thái mới, Ban tổ chức đã mang đến cho du khách một tiết mục rất đặc sắc, đó là “múa bài bông” – một điệu múa cổ tương truyền có từ thời Trần, thường được trình diễn tại các đại lễ của triều đình – do 20 diễn viên đến từ Hà Nội thể hiện”[3].

Bên cạnh những tiềm năng ấy, cũng phải lưu ý đến những bất cập của lễ hội Yên Tử trong thời gian gần đây. Đó là việc tổ chức luồng giao thông trong dịp hội tránh ùn tắc và tai nạn. Vấn đề quy hoạch và quản lý khu vực hội dù thị xã Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh đã có không ít cố gắng, song vẫn còn nhiều việc phải làm. Chỉ riêng tình trạng du khách chen chúc nhau khi xếp hàng lên cáp treo có lẽ là nỗi bức xúc nhất năm nào cũng diễn ra.

An ninh trật tự một địa bàn rộng lớn như vậy cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Núi cao, rừng sâu rậm nên những nguy hiểm và tệ nạn là không thể tránh khỏi từ việc bắt chẹt khách đến những tệ nạn khác. Trên khu vực đình Yên Tử gần chùa Đồng, vách núi thăm thẳm ngay cạnh đó hết sức nguy hiểm đối với khách hành hương, đặc biệt là các người già và học sinh, nên cần có những biện pháp cảnh báo và bảo vệ. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải của hàng triệu lượt người trẩy hội. Dù đã có thùng rác, có người dọn vệ sinh, nhưng ý thức của du khách vẫn còn rất nhiều điều đáng trách, nên chăng phải có những quy định và xử phát nghiêm ngặt hơn. Đáng buồn nhất là vách núi bên cạnh chùa Đồng, những vỏ bao hương, tàn nhang, túi nilong, giấy báo… tất cả được người ta xả xuống đó một cách vô ý thức làm mất cảnh quan môi trường và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng này cũng thấy trên dọc đường từ chân núi đến đỉnh…

Như vậy, từ những triết lý của Phật giáo, qua trí tuệ mẫn tiệp của một vị vua anh minh của một trong những triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Việt nam (triều Trần), một dòng Phật giáo riêng của Việt Nam xuất hiện – dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nó đã tồn tại 700 năm và vẫn đang tồn tại hay cũng có thể nói từ triết lý Phật giáo ấy mà các di tích và các sinh hoạt văn hoá xuất hiện vừa bổ trợ vừa làm cho Phật giáo ấy phong phú thêm, góp phần tích cực vào đời sống tín ngưỡng và văn hoá của người dân đất Việt. Trải qua một thế kỉ, nó đã và đang được các thế hệ người Việt vun đắp và phát triển thêm để gìn giữ truyền thống tổ tiên và cũng làm sinh động cho cuộc sống hiện tịa của họ, m,à Hội thảo này chính là một minh chứng của điều đó. Xin kính cẩn nghiêng mình với lòng biết ơn vô hạn của con cháu trước anh linh của đức vua Trần Nhân Tông cùng các vị tiền bối của dân tộc.

Du thuyền Luxury Imperial Hạ long 2 ngày 1 đêm Du thuyền Luxury Imperial Cruise 2 Ngày 1 ĐêmDu thuyền Luxury Imperial Hạ Long được thiết kế mang phong cách truyền thống với sàn gỗ và nội thất tiện nghi hiện đại, là một nơi ở hoàn hảo cho du khách khám phá vịnh Hạ Xem tiếp »
Du thuyền Golden Lotus Sails 2 Ngày 1 Đêm Du Thuyền Hạlong Golden Lotus Sails 2 ngày 1 đêmGolden Lotus Sails được hoàn thành vào tháng 7-2010, có diện tích 31m* 7m30 gồm 3 tầng: 10 phòng ngủ, 1 phòng ăn, 1 quán bar, sân phơi nắng. Với nguyên liệu chính để đóng tàu Xem tiếp »
Tour du thuyền Poseidon Sail 2 Ngày 1 Đêm Tour du thuyền Poseidon Sail 2 Ngày 1 ĐêmDu thuyền Poseidon Sail làm hoàn toàn bằng gỗ bao gồm 08 phòng ngủ, ( 6 phòng deluxe + 2 phòng vip tầng 2 có ban công rộng rãi với phòng tắm riêng, sàn gỗ lớn, phòng Xem tiếp »
Du Thuyền Elizabeth Sails 2 ngày 1 đêm Du Thuyền Hạlong Elizabeth Sails 2 ngày 1 đêmVịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ

Lễ hội Yên Tử: Chưa khai hội đã nườm nượp du khách

 Lễ hội Yên Tử: Chưa khai hội đã nườm nượp du khách

Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) sẽ chính thức khai hội vào ngày 1.2.2012 (tức 10.1 âm lịch), nhưng từ mồng 1 Tết đến nay, lượng khách du xuân, vãn cảnh Yên Tử tăng đột biến.

Theo Trung tâm quản lý di tích danh thắng Yên Tử, tính đến mồng 7 Tết đã có trên 230 nghìn lượt khách đến với non thiêng Yên Tử-nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, với người sáng lập và cũng là vị tổ đầu tiên là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong đó, có những ngày, lượng khách đến Yên Tử đạt trên 60 nghìn lượt người.

Lễ hội Yên Tử hiện là một trong những lễ hội hành hương mùa xuân lớn nhất Việt Nam, cả về quy mô và thời gian trẩy hội-kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội Yên Tử năm 2011 đón hơn 2,2 triệu lượt khách. Ban tổ chức dự kiến, Lễ hội năm nay đón khoảng 3 triệu lượt khách đến tham quan, hành hương.

Theo Ban tổ chức, ngoài phần lễ cầu quốc thái dân an và lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, lễ dâng hương, Lễ khai mạc Hội xuân Yên Tử năm 2012 còn có một số điểm mới so với những năm trước, như: lễ thỉnh chuông, nghi thức rước lễ vào lễ trường, thay màn biểu biễn võ thuật bằng hát múa lễ hội. Đặc biệt, năm nay, đông đảo người dân của phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh sẽ tham gia các màn lễ rước mang đậm màu sắc phật giáo và các trò chơi dân gian.

Để du khách du xuân vãn cảnh được thuận lợi, Tp.Uông Bí đã có các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, du khách cần lưu ý, đường lên chùa Đồng có nhiều đoạn hiểm trở, vực sâu thăm thẳm, lại trơn trượt vào mùa này do mưa phùn. Tháng 12 năm 2011, một du khách sảy chân rơi xuống vực sâu hơn 100 m, nhưng may mắn sống sót.

Tất cả để lễ hội Yên Tử 2012 trang nghiêm, an toàn

Tất cả để lễ hội Yên Tử 2012 trang nghiêm, an toàn

Dự tính, năm nay sẽ có khoảng 3 triệu lượt khách về với Yên Tử. Để lễ hội diễn ra thành công, an toàn, UBND TP Uông Bí đã đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo ANTT, ATGT và vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm.

    Ngày 1/2 (tức 10 tháng Giêng năm 2012 âm lịch), hội Yên Tử năm 2012 chính thức khai mạc. Theo ban tổ chức, ngoài phần lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử và lễ dâng hương, lễ hội xuân Yên Tử năm 2012 sẽ có thêm điểm mới so với các năm trước. Đó là lễ thỉnh chuông, nghi thức rước lễ vào lễ trường, thay màn biểu diễn võ thuật bằng hát múa lễ hội. Nhân dân phường Phương Đông, xã Thượng Yên Công sẽ tham gia các màn lễ rước mang đậm màu sắc phật giáo, trò chơi dân gian.

    Dự tính, năm nay sẽ có khoảng 3 triệu lượt khách về với Yên Tử. Để lễ hội diễn ra thành công, an toàn, UBND TP Uông Bí đã đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo ANTT, ATGT và vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm. Ngay tại QL 18, khu vực ngã ba Dốc Đỏ, điểm nối vào di tích Yên Tử, TP Uông Bí đã trang hoàng cổng tam quan chùa Trình bằng hệ thống panô màu sắc rực rỡ, tạo điểm nhấn với du khách.

    Dọc đường vào danh thắng Yên Tử, các điểm vi phạm hành lang an toàn giao thông đã được giải tỏa, bổ sung thay mới hệ thống biển báo hiệu chỉ dẫn. Đặc biệt, các hốc cứu nạn được mở rộng, tránh việc ách tắc khi phương tiện gặp sự cố. Các bãi đỗ xe được TP. Uông Bí cùng Công ty Tùng Lâm san gạt, mở rộng, tại bãi xe bố trí nhân viên hướng dẫn sắp xếp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đỗ xe của du khách khi về với đất Phật.

    Được biết, từ trước đó, Công an TP Uông Bí đã tham mưu cho UBND TP Uông Bí nhiều giải pháp đảm bảo ANTT, TTANXH và ATGT. Cụ thể, hàng trăm CBCS của Công an TP Uông Bí, Trạm Công an Yên Tử và Công an xã Thượng Yên Công được phân công trực 24/24h làm nhiệm vụ tại các nút giao thông có lưu lượng người và phương tiện lưu thông cao để chống ùn tắc giao thông.

    Khách thập phương tới Yên Tử trong những ngày đầu xuân Nhâm Thìn.

    2 xe ôtô tuần tra liên tục từ QL 18, khu vực ngã ba Dốc Đỏ đến suối Giải Oan với chiều dài trên 12km. Tiếp đó, dọc đường vào danh thắng Yên Tử, các điểm vi phạm hành lang an toàn giao thông đã được giải tỏa, bổ sung thay mới hệ thống biển báo hiệu chỉ dẫn. Đặc biệt, các hốc cứu nạn được mở rộng, tránh việc ách tắc khi phương tiện gặp sự cố. Các bãi đỗ xe được mở rộng thêm, bố trí nhân viên hướng dẫn sắp xếp chỗ đỗ xe cho du khách khi về với đất Phật. Hệ thống cáp treo đã được bảo dưỡng đảm bảo hoạt động tốt, hệ thống rào chắn, biển báo nguy hiểm được bổ sung ở một số địa điểm tạo sự an toàn cho du khách hành hương chiêm bái chùa Đồng. Mặt khác, hệ thống sơ cấp cứu người bị nạn, công tác phòng chống chữa cháy, địa điểm vệ sinh công cộng cũng được quan tâm tăng cường.

    Theo Đại tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng Công an TP Uông Bí, để đảm bảo an ninh cho khách thập phương, Công an thành phố kết hợp với Công an viên, trật tự viên xã Thượng Yên Công, phường Phương Đông sẽ bố trí lực lượng hỗ trợ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn kẻ gian trà trộn trong dòng người đông đúc để trộm cắp. Bên cạnh đó, Công an Uông Bí còn tổ chức cán bộ chiến sỹ túc trực tại các khu vực như: chùa Trình, bến Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Đồng nhằm bảo vệ tốt nhất cho du khách.

    Đại diện Công ty Tùng Lâm, cho biết, hệ thống cáp treo đã được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo hoạt động tốt, hệ thống rào chắn, biển báo nguy hiểm được bổ sung ở một số địa điểm tạo sự an toàn cho du khách hành hương chiêm bái chùa Đồng. Hệ thống sơ cấp cứu người bị nạn, công tác phòng cháy chữa cháy, địa điểm vệ sinh công cộng cũng được quan tâm tăng cường. Với trên 300 thùng rác được bố trí dọc đường hành hương, cùng hàng trăm người dân địa phương tham gia nhặt rác và xử lý rác ngay trong ngày sẽ góp phần đáng kể đảm bảo vệ sinh môi trường tại Lễ hội Yên Tử 2012.

    Thời điểm này, có nhiều đoàn khách thập phương đến với Yên Tử cho thấy sức hút của đất phật, cùng với đó là việc đầu tư bảo vệ “thương hiệu” lễ hội xuân Yên Tử được tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí đặc biệt quan tâm sẽ là tiền đề làm nên một lễ hội thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi du khách khi về với chốn non thiêng nơi khởi phát dòng thiền phái trúc lâm của Việt Nam.

    Công tác tổ chức Hội xuân được triển khai với tinh thần tiết kiệm, trang trọng, vui tươi lành mạnh và an toàn. Một số công trình đang gấp rút hoàn thiện như cổng Tam Quan, đường vào Yên Tử… Công tác xã hội hóa lễ hội cũng đã được phát huy với sự ủng hộ của Nhà chùa và CTCP phát triển Tùng Lâm. Trong chương trình lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, ném còn… Tất cả công tác chuẩn bị đón du khách đã hoàn thành sẵn sàng cho ngày khai hội.

    Theo thống kê sơ bộ, từ mùng 1/4 âm lịch đã có khoảng 10.000 du khách vãn cảnh Yên Tử

Lễ hội Yên Tử - Một cuộc hành hương về cõi Phật


Lễ hội Yên Tử - Một cuộc hành hương về cõi Phật

PGS-TS Lê Hồng Lý

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

    Những năm gần đây, lễ hội Yên Tử đang thu hút khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước và du khách quốc tế. Không chỉ riêng vào mùa lễ hội, mà trong thời gian suốt cả năm, Yên Tử luôn là điểm đến lý tưởng của du khách, không chỉ vì là một khu di tích nổi tiếng, mà còn là một vùng sinh thái lý tưởng đối với con người hiện đại.

    Sau lễ hội chùa Hương, thì lễ hội Yên Tử đang là lễ hội hành hương lớn thứ hai vào mùa xuân ở nước ta với cả quy mô và thời gian trẫy hội. Tham luận của chúng tôi sẽ phân tích những tiềm năng để lễ hội Yên Tử thành một lễ hội trọng điểm trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt Nam trong thời gian tới.

                      Chùa Đồng - Yên Tử


    Những dữ liệu cần thiết

    Khu di tích yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Danh thắng này gắn liền với tên tuổi của vị vua Trần Nhân Tông khi ông nhường ngai vàng đến đây tu hành và lập ra một dòng Phật giáo riêng của nước ta đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sau này ông được coi là vị tổ đầu tiên của dòng Phật này với tên gọi Điều Ngự giác Hoàng. Khi đến tu hành tại đây, ông đã cho xây dựng một hệ thống hàng trăm công trình gồm chùa, am, tháp… làm nơi tu tập và truyền giảng. Sử sách đã ghi nhận trong thời gian 19 năm tu hành cùa ông khoảng 800 chùa, am, tháp đã được xây dựng trong cả nước, đó là một công việc hết sức đồ sộ. Riêng tịa khu vực Yên Tử, nổi tiếng nhất là ngôi chùa Đồng được dựng trên đỉnh núi Yên Tử cao 1068m nằm trong dãy núi Đông Triều. Từ đây vào những ngày quang mây tạnh, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát cả một vùng Đông Bắc rộng lớn và hùng vĩ của đất nước, đặc biệt là ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao với cảm giác kỳ thú. Hơn nữa, đứng ở đỉnh Yên Tử bên chùa Đồng, du khách thực sự như đang đứng trong mây hay như Nguyễn Trãi viết: “Nói cười ở giữa mây xanh”, đó cũng là một cảm giác thú vị khác mà ít nơi có được.

    Cùng với chùa Đồng, tại khu di tích này còn có cả chục chùa khác và hàng trăm tháp, am nằm rải rác trong một không gian rộng lớn của núi rừng hùng vĩ. Ngoài ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá và rừng tháp gắn liền với biết bao huyền thoại về vị vua Trần, thì một điều hấp dẫn khách hành hương là những chùa, am, tháp thấy cứ ẩn hiện trong rừng núi làm người ta khi leo núi vừa đến lúc mệt lại hiện ra một di tích, vậy là mọi mệt nhọc lại tiêu tan bởi sự háo hức khám phá bất ngờ. Mỗi di tích đều kèm theo nhiều giai thoại hay những câu chuyện lịch sử có thật càng làm cho du khách thêm tò mò, thích thú. Những điểm nhấn chính là suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiên và đểm cuối cùng là chùa Đồng, trên trục chính ấy du khách còn gặp những Tháp Tổ, chùa MỘt mái, chùa Bảo Sái, tượng Yên Kì Sinh, am Ngoạ Vân, bàn cờ tiên, Thác vàng, Thác Bạc, Thiền Viện Trúc Lâm và nhiều am, tháp, thắng cảnh khác…

    Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng AL hằng năm và cũng kéo dài suốt mùa Xuân. Ca dao xưa có câu:
    "Trăm năm tích đức tu hành
    Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu"

    Giống như lễ hội chùa Hương, đi hội Yên Tử xưa kia là một hành trình vất vả, có lẽ vì thế mà đến được những nơi thiêng liêng như vậy trong cuộc đời một con người quả thực là một niêm mơ ước lớn. Vả lại, nếu đi lễ ở những nơi khác, khách hành hương chỉ có thể được chiêm ngưỡng một vài di tích, thì đến đây là cả một quần thể danh thắng, đó là chưa nói đến sự linh thiêng và giá trị lịch sử của nó. Vì vậy, để đi được Yên Tử, với một Phật tử bình thường trước đây là cả một mong ước và khi có điều kiện cũng phải chuẩn bị kĩ và kéo dài vài ngày. Bởi vì, chỉ đi bộ từ chân núi đến được chùa Đồng chiều dài đã hơn 6000m rồi. Cho nên, đi hội Yên Tử xưa thực sự là một cuộc hành hương về đất Phật. Đến đây, du khách được thưởng thức danh lam thắng cảnh, được lễ Phật và nghe giảng kinh, được thanh thản tâm hồn sau những ngày lao động vất vả…

    Tiềm năng của lễ hội Yên Tử trong thời hiện tại

    Trong bối cảnh xã hội hiện đại, lễ hội Yên Tử thực sự có tiềm năng phát triển mạnh mẽ bởi nhiều lý do, mà ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở một vài trong số đó.

    Trước tiên là một trải nghiệm cá nhân khi hành hương đến khu danh thắng nổi tiếng này. Đó là dịp lễ hội mùa xuân 2006, khi chúng tôi lên chùa Đồng thấy có khá nhiều cụ già tuổi trên 60 mà nếu nhìn qua thì khó nghĩ các cụ có thể lên được đây. Với sự tò mò, chúng tôi đã bắt chuyện với một số cụ trong đó để tìm hiểu. Với nét mặt tươi cười hết sức mãn nguyện và sung sướng, hai bà cụ từ Hà Tây (cũ) nói với chúng tôi rằng lúc mới trèo lên, các cụ cũng không biết mình có thể lên tới nơi hay không, nhưng không hiểu sao càng đi càng thấy mình dẻo dai như có người nâng bước, và các cụ cho đó là Phật phù hộ, Phật giúp sức. Sự sung sướng thể hiện trên nét mặt họ thật khó có lời nào tả hết được. Những gương mặt như vậy ta có thể thấy rõ trong số khách hành hương cao tuổi, còn cảm giác tương tự hai bà cụ kia thì tất cả mọi người được hỏi đều có chung như vậy.

                     Hành hương Yên Tử

    Một người bạn của chúng tôi, vốn là người Bắc sống tại TP. HCM bị ung thư vú gần đến giai đoạn cuối, tuy nhiên lúc ấy sức khoẻ chị vẫn còn khá. Dịp đó, chị muốn gia đình cho ra Hà Nội như một lần từ biệt cuối cùng, dù rất lo lắng nhưng để chiều ý vợ, người chồng và gia đình đã đồng ý. Ra Bắc, chị đòi đi Yên Tử, đương nhiên là không ai muốn vì sợ tình trạng sức khoẻ không an toàn. Tuy nhiên, do muốn đáp ứng những ước muốn của chị mà gia đình đã tổ chức chuyến đi này. Điều ngạc nhiên là sau khi đi cáp treo lên đến chùa Hoa Yên, lần lần từng chút một chị đã leo lên đến chùa Đồng. Ngạc nhiên hơn nữa là từ lúc lên được đến đó thái độ chị tỏ ra khác hẳn, vui vẻ, hoạt bát, sảng khoái, nhanh nhẹn cứ như không có bệnh tật gì hết. Sự sảng khoái đó kéo dài cho đến hết cuộc hành trình về Hà Nội như có một phép lạ. Những lo nghĩ, buồn chán như bị tan biến, chị tỏ ra thanh thản hơn nhiều so với trước đó. Cuối cùng chị đã ra đi trong sự thanh thản ấy sau vài tháng. Dù vô cùng thương tiếc, nhưng gia đình cũng cảm thấy được an ủi phần nào về điều đã làm được cho chị.

    Vấn đề ở đây không phải là phép thần thông biến hoá gì của tôn giáo, mà là mặt tâm lý của con người khi tiếp xúc với những tín ngưỡng tôn giáo. Nó đã đem đến cho người ta sự thanh thản và giải toả rất nhiều lo lắng, bức xúc trong cuộc sống. Đó chính là tiềm năng to lớn nhất mà lễ hội Yên Tử có thể đem lại cho con người hiện đại hôm nay. Đặc biệt, trong tình hình xã hội hiện đại như bây giờ, con người đang chịu không biết bao áp lực do cuộc sống đem lại như cường độ công việc, nỗi lo lắng của công ăn việc làm, ô nhiễm môi trường, những bất trắc của cuộc sống…

    Môi trường sinh thái Yên Tử là tiềm năng thứ hai làm cho lể hội này duy trì và phát triển. Đương nhiên, mỗi lễ hội hay danh lam thắng cảnh đều có tiềm năng riêng của nó. Song, ở yên Tử quy mô của nó khác hẳn ở chỗ nó không chỉ đẹp về cảnh quan, mà hấp dẫn bởi mội trường sinh thái với trúc lâm (rừng trúc), với những rừng thông, những cây tùng cổ thụ xen kẽ trong các di tích tôn giáo…. Tất cả những cái đó tạo nên sự u tịch, tĩnh lặng và trong lành, vừa thiêng liêng vừa hoang sơ làm nao lòng các du khách. Đến đây người ta như trút được tất cả để thả hồn trong rừng cây, con suối… để lấy lại sức lực cho những thách thức mới đang đợi họ phía trước. Sự thanh thản ấy sẽ là một liều thuốc vô cùng quý giá. Ấy là chưa kể đến sự hỗ trợ về tâm linh lại càng tăng thêm sự tự tin và sức mạnh trong mỗi con người.

    Điều kiện kinh tế càng ngày càng cho phép du khách đến đây đông hơn, thường xuyên hơn không chỉ vào dịp hội mà trong suốt cả năm. So với trước đây, thì ngày nay từ Hà Nội đi Yên Tử có thể sáng đi tối về, bởi hệ thống giao thông đã rất thuận lợi, nên với 125km độ dài ngày nay là chuyện dễ dàng đi lại. Lấy thí dụ năm 2008 ngày khai hội 16 tháng 1 năm 2008 (tức 10 tháng Giêng AL) đã có tới 17.000 người tham dự, còn theo Ban tổ chức cho biết chỉ trong 10 ngày đầu tháng Giêng đã có tới 100.000 người hành hương về đây.

    Cơ sở hạ tầng những việc tu bổ di tích cũng đóng góp vào sự tấp nập của lễ hội Yên Tử. Đó là dự án nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 18 đã được hoàn thành. Bãi đỗ xe rộng có thể chứa được vài trăm xe khách cở lớn tạo điều kiện cho du khách đến thăm. Hệ thống cáp treo lên gần Hoa Yên được xây dựng năm 2002 và hệ thống cáp treo tiếp theo mới khánh thành năm 2008, đã giúp những khách hành hương không có thời gian lưu lại lâu tại lễ hội rất thuận tiện cho việc thăm viếng. Đặc biệt là sự kiện khánh thành chùa Đồng mới được đúc lại bằng 60 tấn đồng nguyên chất cao 3m, rộng 12m vuông vào đầu năm 2007 làm cho Phật tử cả nước vô cùng hân hoan, phấn khởi. Cùng với chùa Đồng, các di tích và thắng cảnh của quần thể chùa này đang dần dần được tu bổ, tôn tạo ngày một khang trang hơn để đáp ứng được lòng mong mỏi của du khách. Nhân dịp sự kiện “700 năm ngày giỗ của Phật hoàng Trần Nhân Tông (1/11/1308 – 1/11/2008) dựng tượng Trần Nhân Tông trên đỉnh non thiêng Yên Tử; tôn tạo Chùa Suối Tắm, chùa Bảo Sái; hoàn thành việc lập dự án phát triển mở rộng Yên Tử trình Chính Phủ phê duyệt…”[1]

    Một điểm chú ý khác đó là xu thế du lịch hành hương đang ngày càng phát triển ở nước ta. Bên cạnh những niềm tin tôn giáo thì giá trị lịch sử của khu di tích này như một bài học lịch sử đối với tất cả người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài về một triều đại oanh liệt, về một dòng thiền Trúc lâm trong Phật giáo nước ta. Đến đây, du khách được thấy tận mắt những bằng chứng sống của một giai đoạn lịch sử, hơn thế là những giai thoại và câu chuyện gắn liền với các hiện vật còn lại ở đó, như vậy bài học lịch sử càng sâu sắc thêm.

    Cùng với du lịch hành hương là những tuor du lịch kết nối giữa các điểm hành hương và thắng cảnh trong khu vực như Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hạ Long – Bạch Đằng… cũng có lễ hội vào dịp đó. Do vậy đây là một tiềm năng lớn mà ngành du lịch đã và đang khai thác triệt để.

    Những tiềm năng văn hoá khác như các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá cũng đang dần dần được khôi phục và phát triển, chẳng hạn năm 2008 ngày khai hội đã vang lên “tiếng nhạc Long âm cùng tiếng trống khai hội vang vọng khắp núi rừng cùng Lễ dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng lưu niệm chùa Đồng…[2]. Đặc biệt hơn nữa, trong lễ khai hội năm 2008, “để tạo thêm sắc thái mới, Ban tổ chức đã mang đến cho du khách một tiết mục rất đặc sắc, đó là “múa bài bông” – một điệu múa cổ tương truyền có từ thời Trần, thường được trình diễn tại các đại lễ của triều đình – do 20 diễn viên đến từ Hà Nội thể hiện”[3].

    Bên cạnh những tiềm năng ấy, cũng phải lưu ý đến những bất cập của lễ hội Yên Tử trong thời gian gần đây. Đó là việc tổ chức luồng giao thông trong dịp hội tránh ùn tắc và tai nạn. Vấn đề quy hoạch và quản lý khu vực hội dù thị xã Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh đã có không ít cố gắng, song vẫn còn nhiều việc phải làm. Chỉ riêng tình trạng du khách chen chúc nhau khi xếp hàng lên cáp treo có lẽ là nỗi bức xúc nhất năm nào cũng diễn ra.

    An ninh trật tự một địa bàn rộng lớn như vậy cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Núi cao, rừng sâu rậm nên những nguy hiểm và tệ nạn là không thể tránh khỏi từ việc bắt chẹt khách đến những tệ nạn khác. Trên khu vực đình Yên Tử gần chùa Đồng, vách núi thăm thẳm ngay cạnh đó hết sức nguy hiểm đối với khách hành hương, đặc biệt là các người già và học sinh, nên cần có những biện pháp cảnh báo và bảo vệ. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải của hàng triệu lượt người trẩy hội. Dù đã có thùng rác, có người dọn vệ sinh, nhưng ý thức của du khách vẫn còn rất nhiều điều đáng trách, nên chăng phải có những quy định và xử phát nghiêm ngặt hơn. Đáng buồn nhất là vách núi bên cạnh chùa Đồng, những vỏ bao hương, tàn nhang, túi nilong, giấy báo… tất cả được người ta xả xuống đó một cách vô ý thức làm mất cảnh quan môi trường và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng này cũng thấy trên dọc đường từ chân núi đến đỉnh…

    Như vậy, từ những triết lý của Phật giáo, qua trí tuệ mẫn tiệp của một vị vua anh minh của một trong những triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Việt nam (triều Trần), một dòng Phật giáo riêng của Việt Nam xuất hiện – dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nó đã tồn tại 700 năm và vẫn đang tồn tại hay cũng có thể nói từ triết lý Phật giáo ấy mà các di tích và các sinh hoạt văn hoá xuất hiện vừa bổ trợ vừa làm cho Phật giáo ấy phong phú thêm, góp phần tích cực vào đời sống tín ngưỡng và văn hoá của người dân đất Việt. Trải qua một thế kỉ, nó đã và đang được các thế hệ người Việt vun đắp và phát triển thêm để gìn giữ truyền thống tổ tiên và cũng làm sinh động cho cuộc sống hiện tịa của họ, m,à Hội thảo này chính là một minh chứng của điều đó. Xin kính cẩn nghiêng mình với lòng biết ơn vô hạn của con cháu trước anh linh của đức vua Trần Nhân Tông cùng các vị tiền bối của dân tộc./.

    CHÚ THÍCH: 1,2. Đoàn Minh Huệ - thành Duy, Cõi thiêng Yên Tử ngày khai hội. báo Tiền Phong online, Chủ Nhật, ngày 17/2/2008. 3. V. Phúc, Khai hội Yên Tử (Quảng Ninh): Trời lạnh, hơn 1,7 vạn du khách vẫn kéo về trẩy hội. Báo Sài Gòn giải phóng online, ngày 17/2/2008

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử
Ðịa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí

Thời gian: Hàng nãm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch)

Ý nghĩa: Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Ca dao có câu:
"Trãm nãm tích đức, tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu"

Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất (1.068m so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng, du khách cảm tưởng như đi trong mây (”nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.

Thú vui ”như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng. Trên đường đi, chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đều cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng Ðông Bắc.